THÔNG TIN Y HỌC VỀ KHOA CHÂM CỨU (ACUPUNCTURE)

THÔNG TIN Y HỌC VỀ KHOA CHÂM CỨU (ACUPUNCTURE)

 

Lynn Ly tổng hợp thông tin về Khoa Châm Cứu (Acupuncture)
từ các bài Thời Sự Y Học của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh

 

Thời Sự Y Học Số 15 – BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 27/2/2007 )

8/ CHÂM CỨU CÓ HIỆU QUẢ HƠN PLACEBO.

Đó là kết luận được đưa ra lần đầu tiên năm 2005 bởi một công trinh của các nhà sinh ly học thần kinh Anh của Đại Học Southhampton và được công bố trong Neuro Image.Để tránh hiệu quả placebo do chờ đợi kết quả nơi những người bị bệnh viêm khớp,các nhà nghiên cứu đã dùng một mẹo và nhờ đến chụp hình não bộ.Trong nhóm đầu tiên,các nhà nghiên cứu báo cho bệnh nhân biết rằng họ sử dụng các kim cùn không có tác dụng.Trong nhóm thứ hai,họ sử dụng các kim giả,cho cảm giác bị chích nhưng kim khong xuyên qua bì.Sau cùng nhóm bệnh nhân thứ ba mới được chích kim châm cứu thật sự.Phân tích kết quả PET-Scan (tomographies par émission de positons) đã chứng tỏ rằng chỉ có châm cứu làm gia tăng sự hoạt hoá insula, một vùng của vỏ não có liên quan trong sự cảm nhận cảm giác đau đớn.
(SCIENCES ET AVENIR 2/2007)

Thời Sự Y Học Số 54 – BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 9/12/2007 )

5/ CHÂM CỨU ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ CÓ HIỆU QUẢNhiều công trình nghiên cứu lâm sàng đã chứng tỏ tính hiệu quả của châm cứu, kỹ thuật xa xưa này ở châu Á.

Mặc dầu chưa có một giải thích khoa học nào về các hiệu quả của châm cứu, hàng ngàn các thử nghiệm lâm sàng đã chứng tỏ rằng châm cứu có thể có hiệu quả để điều trị một vài rối loạn. Ngay năm 1997, các Viện Y Tế Quốc Gia của Hoa Kỳ đã xác nhận lợi ích y khoa của châm cứu để điều trị các triệu chứng nôn và mửa sau hoá học trị liệu pháp hoặc sau một phẫu thuật, các triệu chứng nôn trong thời kỳ thai nghén và các đau đớn sau khi giải phẫu răng.

« Từ năm 1973, BS Johan Nguyễn thuộc Collège français d’acupuncture nói rõ, đã có hơn 3000 thử nghiệm lâm sàng trong đó châm cứu được so sánh hoặc với một châm cứu giả (acupuncture factice), hoặc với một điều trị khác nơi các bệnh nhân được lựa chọn bằng cách rút thăm. Các kết quả thử nghiệm đã chứng tỏ lợi ích của châm cứu đặc biệt đối với đau lưng mãn tính (lombalgie chronique), bệnh hư khớp (arthrose) gối và các viêm gân ở cùi chỏ. Nơi các bà mang thai với thai phô mông (présentation du siège), cứu một huyệt nơi ngón chân út gây nên sự xoay thai, như vậy tránh được 62% các trường hợp (so với 47% nếu không được cứu), thai phô mông, nguồn gốc của những biến chứng và mổ césarienne phòng ngừa. ». Đó cũng là ý kiến của Edzard Ernst, chuyên gia người Anh về đánh giá các nền y học cổ truyền.

 

MỘT BỘ MÔN RIÊNG

Các kết quả của chương trình Gerac (German Acupuncture Trials) của Đức đã chứng tỏ rằng châm cứu có hiệu quả đối với chứng đau nửa đầu (migraine) hay đau đầu nói chung, dầu cho kim châm được đặt vào các điểm chính xác của y học cổ truyền Trung Hoa hay được lấy bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Đối với hư khớp gối (arthrose du genou), châm cứu làm giảm đau tốt hơn là điều trị bằng thuốc chống viêm thường dùng. [color]Ngược lại, theo một công trình nghiên cứu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thì phương pháp này dường như không có hiệu quả lên cao huyết áp.

“Các kết quả có được đã thuyết phục Hội nghị các khoa trưởng của các đại học y khoa cho một ý kiến thuận lợi về việc tạo một văn bằng về năng lực châm cứu trên bình diện quốc gia. Văn bằng quốc gia này đã trở nên có hiệu lực vào tháng 4 năm 2007”. Johan Nguyên đã nói thêm như thế.

Mặc dầu châm cứu trở nên một bộ môn riêng có khả năng điều trị vài bệnh nhân, tuy vậy bộ môn này dưới mắt của khoa học phương tây vẫn giữ mọi vẻ bí hiểm của nó. Chụp hình não bộ (imagerie cérébrale) dường như chỉ rõ một vùng đặc thù của não bộ bị kích thích khi những điểm huyệt chính xác được châm vào. Ở chú chuột, các nhà nghiên cứu đã có thể đi xa hơn bằng cách chứng tỏ rằng chỉ việc châm vào những huyệt có trong danh mục cũng đủ cho phép giúp cai rượu hoặc làm giảm đau do viêm đại tràng. Nguồn:
(LA RECHERCHE 10/2007)

Thời Sự Y Học Số 55 – BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 14/12/2007 )

8/ CHÂM CỨU ĐƯỢC CÔNG NHẬN CÓ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC BỆNH NÀO ? Năm 1979, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã công nhận tác dụng của châm cứu trong một số bệnh lý như viêm dạ dày, đại tràng co thắt (colon spastique), bón, tiêu chảy, viêm xoang (sinusite), viêm phế quản, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp lập đi lập lại, đau đầu , chứng máy cơ (tics), đau cổ, đau liên sườn, vai đóng băng (épaule gelée), tennis-elbow, viêm gân (tendinite), đau lưng, viêm khớp, bệnh lý về tiết niệu và phụ khoa.

Năm 1998, một hội nghị nhất trí, được tổ chức bởi Viện Quốc Gia Y Tế ( National Institute of Health ) Hoa Kỳ, đã kết luận về tính hiệu quả của châm cứu lên nôn và mửa sau giải phẫu và do hóa học trị liệu nơi người trưởng thành, cũng như trên chứng đau răng sau giải phẫu. Các chuyên gia cũng công nhận những tình huống khác trong đó châm cứu có thể hữu ích như điều trị hỗ trợ (traitement adjuvant), thậm chí như một điều trị thay thế được đưa vào trong chương trình điều trị : nghiện (addiction), phục hồi sau tai biến mạch máu não, đau đầu, đau quặn lúc có kinh, tennis-elbow, đau xơ cơ (fibromyalgie), đau cân cơ (douleurs myofasciales), viêm xương khớp (ostéoarthrite), đau lưng, hội chứng ống cổ tay (syndrome du canal carpien), hen phế quản.Và rằng «những nghiên cứu bổ sung khả dĩ khám phá những lãnh vực bổ sung trong đó châm cứu có thể có ích ».
(LE GENERALISTE 6/12/2007)

Thời Sự Y Học Số 75 – BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 25/4/2008 )

9/ CHÂM CỨU VÀ KHẢ NĂNG CÓ THAIChâm cứu làm gia tăng đáng kể các khả năng có thai tiến triển nơi các phụ nữ phải nhờ đến thụ thai nhân tạo (fécondation in vitro). Đó là kết luận của 7 công trình nghiên cứu được tiến hành trong 4 nước phương Tây khác nhau. Đó là những thử nghiệm được kiểm tra, so sánh những buổi châm cứu thật sự với những buổi châm cứu giả, được thực hiện ngay trước hoặc sau lúc chuyển phôi nơi hơn 1.300 phụ nữ tham gia những chương trình assistance médicale à la procréation. Số trẻ sống được cũng quan trọng hơn khi thụ thai nhân tạo được liên kết với châm cứu.
(SCIENCE ET AVENIR 5/2008)

Thời Sự Y Học Số 177 – BS NGUYỄN VĂN THỊNH (7/6/2010)

8/ ĐỂ CHÂM CỨU CẦN PHẢI CÓ NHỮNG CHIẾC KIM SẠCH.Những người hành nghề châm cứu ở Hồng Kông chủ trương thiết lập những khuyến nghị có thể áp dụng trên thế giới nhằm chống nguy cơ nhiễm khuẩn liên kết với sự thực hành châm cứu. Thật vậy nguy cơ này có vẻ bị đánh giá thấp. Những nhiễm trùng da gây nên bởi các vi khuẩn sinh mủ có thể là nguyên nhân của các áp-xe và các viêm khớp nhiễm trùng (arthrite septique) , thậm chí của các áp xe hậu phúc mạc (abcès rétropéritoniaux), của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (endocardite infectieuse) hay ngay cả của viêm màng não. Khoảng 10% các trường hợp được báo cáo bị nhiễm trùng da bởi tụ cầu khuẩn vàng đã gây nên một sự hủy hoại khớp và 5% đã dẫn đến tử vong. Hàng trăm trường hợp viêm gan siêu vi trùng B đã được báo cáo và, từ năm 2000, hai dịch bệnh do mycobactéries, ảnh hưởng lên hơn 70 người, đã được quan sát, căn bệnh mới này được đặc trưng bởi những mụn mủ (pustule) và những vết loét kéo dài trong nhiều tháng. Theo các chuyên gia, vậy đã đến lúc phải nhắc nhở các người hành nghề châm cứu những quy tắc vệ sinh để tránh những thảm họa này.

Thời Sự Y Học Số 179 – BS NGUYỄN VĂN THỊNH (21/6/2010)

2/ CHÂM CỨU KÍCH THÍCH SỰ TIẾT CỦA MỘT CHẤT CHỒNG ĐAU.

Một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ phát hiện tác dụng chống đau của y học cổ truyền này.NEUROSCIENCE. Châm cứu làm cho đỡ đau trong các cơ bởi vì nó làm dễ sự phóng thích một phân tử tự nhiên, adénosine, có những tác dụng giảm đau, theo một công trình nghiên cứu được công bố mới đây trên site Internet của tạp chí Anh Nature Neuroscience.

Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh Hoa Kỳ Malken Nedergaard, thuộc Trung tâm y khoa của Đại học Rochester và nhóm nghiên cứu của ông, đã thực hiện khám phá tuyệt vời này lúc tiến hành một thí nghiệm trên các con chuột bị đau ở một cẳng chân.

Các động vật gặm nhấm đã chịu một điều trị châm cứu cổ điển trong 30 phút, bằng những chiếc kim mảnh, được cắm vào trong một điểm gần đầu gối, điểm Zusanli và những người làm thí nghiệm quay nhẹ những chiếc kim này mỗi 5 phút.

Các tác giả của công trình nghiên cứu sau đó đã chứng thực rằng sự đau đớn được làm giảm 2/3 và rằng nồng độ adénosine trong các mô chung quanh các mũi kim là 24 lần tăng cao hơn so với trước khi điều trị. Đảo lại, châm cứu không có tác dụng trên các con chuột mà người ta đã lấy đi các thụ thể đối với adénosine. Ngoài ra, một sự gia tăng nồng độ adénosine nơi vùng đau đớn cho phép làm giảm sự đau đớn của các động vật, ngay cả không châm cứu. Sau cùng, các con chuột được cho deoxycoformycine, thứ thuốc có khả năng làm chậm lại sự biến mất của adénosine trong cơ, đã được hưởng các hiệu quả của châm cứu 3 lần lâu hơn.

MỘT NỀN Y HỌC 4000 NĂM.

“Từ 4000 năm nay, châm cứu là cơ sở của y học của vài nơi trên thế giới nhưng vì ta không hiểu hoàn toàn châm cứu hoạt động như thế nào nên nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi”, BS Nedergaard đã giải thích như thế.

Những công trình nghiên cứu này, trong khi chứng tỏ tác động của châm cứu lên hệ thần kinh ngoại biên, bổ sung điều mà chúng ta đã biết về những tác dụng của nó lên hệ thần kinh trung ương, ở đây châm cứu kích thích não bộ sản xuất hàng loạt các endorphine, những chất chống đau tự nhiên. “Rõ ràng là châm cứu có thể hoạt hóa cả một loạt các cơ chế khác nhau”, Josephine Briggs, giám đốc của Trung tâm quốc gia y học bổ sung và thay thế (Centre national de médecine complémentaire et alternative) ở National Institute of Health (NIH) đã ghi nhận như vậy. Công trình nghiên cứu này, được trình bày nhân hội nghị khoa học, Purines 2010, đã kết thúc hôm qua ở Barcelone.
(LE FIGARO 3/6/2010)

2 comments

  1. Những thông tin bạn đưa rất bổ ích, nhưng ở Việt Nam cũng đã chứng minh được tác dụng của châm cứu bằng các kết quả xét nghiệm của YHHĐ rồi đấy, đó là bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Gửi phản hồi cho luat Hủy trả lời