Ô TẶC CỐT – HẢI PHIÊU TIÊU

Ô TẶC CỐT – HẢI PHIÊU TIÊU

固涩药—海螺蛸

Channels: KI, LIV, ST

Properties: Salty, Astringent, Slightly Warm

Latin (英文名称): Os Sepiae Seu Sepiellae

Chinese (中文名称): 海螵蛸

Tone Marks: hăi piāo xiāo

Alt Names: Wu Zei Gu

Tên khoa hc

  • Sepiella maindroni de Rochchebrune
  • Sepia es culenta Hoyle
  • Hải phiêu tiêu, mai mực, ô tặc cốt
  • Cuttlefish bone / Cuttle bone / Cuttlebone: Mai mực (tiếng Anh)
  • Os de Seiche (tiếng Pháp)

H Cá mc (Sepiadae)

Tên thường gọi

  • Hải phiêu tiêu, mai mực, ô tặc cốt
  • Cuttlefish bone / Cuttle bone / Cuttlebone: Mai mực (tiếng Anh)
  • Os de Seiche (tiếng Pháp)

Tên khác

  • Ô tặc cốt, Hải phiêu tiêu, Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục)
  • Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
  • Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh)
  • Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo)
  • Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
  • Nang mực, Mai mực

Bộ phận dùng

  • Mai của con cá Mực rửa sạch, phơi khô (Os Sepiae).
  • Nguyên mai, trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen, không vàng là tốt

Mô t dược liu

    • Ô tặc cốt  hình bầu dục dài, dẹt, gần phẳng, ở giữa dày, thường dài 10-16,5 cm, rộng 3,5 – 6.65cm, ở giữa dày 0,65 – 13 cm, rộng 3,5 – 6,65 cm.
    • Mặt ngoài màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng  màu trắng vàng trong, mài thì khuyết không hoàn toàn, cuối nang mực có một nút nhọn hình chùy nhọn,
    • mặt lưng màu trắng hay màu trắng vàng nhạt hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổi lên những hạt phân bố rất dày, từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hình chữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơi lõm xuống,
    • Bụng màu trắng, có khi kèm màng mỏng trong suốt, màu vàng, ngoài ra còn có những lớp vân hình lượn sóng.
    • Thể nhẹ, chất xốp, giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ cắt ngang có những vân nhỏ rõ rệt hình bình hành, hơi cong về phía lưng. Bỏ màng cứng ở lưng đi, cọ sát bằng tay thì có rất nhiều bột phấn màu trắng rơi xuống.
    • Mai mực mùi hơi tanh, vị hơi mặn mà rít lưỡi. Mai mực khô, trong ngoài đều màu trắng, nguyên vẹn, không vỡ vụn là tốt.
    • Mai mực phải nguyên mai to, dài từ 15cm trở lên, hoặc có thể vỡ đôi, vỡ ba. Không lấy loại vụn nát, ruột bị vàng, đen hay lơ, Thuỷ phần an toàn dưới 5p100

Bào chế:

  1. 1. Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
  2. 2. Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học).

Bảo quản:

Đựng lọ kín, để nơi khô ráo.

Tính v qui kinh

  • Vị mặn, sáp tính hơi ôn
  • Qui kinh Can thận

Property, taste and attributive meridian.
Salty and astringent in taste, warm in property.

Enters the liver and kidney meridian.

Công năng

  1. Thu liễm chỉ huyết
  2. Cố tinh chỉ đới
  3. Chế toan chỉ thống (làm bớt chua và giảm đau)
  4. Thu thấp liễm sang

Ch tr:

  • Phế vị xuất huyết, băng lậu, rong kinh, bế kinh
  • Di tinh, khí hư
  • Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày tá tràng (vị thống), trào ngược dịch vị, nôn ra nước chua
  • Nôn ra máu, chảy máu cam, đi cầu ra máu, trĩ
  • Thấp chẩn (chàm-eczema), thấp sang
  • Lở loét có mủ, loét mạn tính, xuất huyết do ngoại thương, tán bột rắc vào

Action:

  1. To stop bleeding (chỉ huyết),
  2. To arrest seminal discharge (sáp tinh chỉ di)
  3. To arrest leukorrhea (chỉ đới),
  4. To inhibit gastric secretion (chế toan chỉ thống)
  5. To promote the healing of wound (tăng cường liền vết thương)

Indications:

  1. Stomachache, gastric discomfort, belching (ợ), acid regurgitation:
    • Stomach ulcer, duodenal ulcer, gastric and duodennal bleeding (Peptic ulcer with hyperacidity)
    • gastric pain with acid regurgitation (đau dạ dày kèm trào ngược acid);
    • relieve gastric hyperacidity to alleviate stomachache (giảm tiết acid dạ dày)
  2. Spitting of blood (chảy máu), epistaxis (chảy máu cam), metrorrhagia: abnormal uterine bleeding (xuất huyết tử cung bất thường), hematemesis£¬haematemesis , metrostaxis, hematochezia;
  3. Spermatorrhea (di tinh, mộng tinh); spontaneous emission due to unconsoidation of the kidney-qi
  4. Leukorrhea with reddish discharge (khí hư);
  5. External use for traumatic bleeding (chảy máu do chấn thương)
  6. Eczema and ulcers:
    • Wound with purulent discharge (vết thương chảy mủ),
    • Shallow ulcerative bed sore
  7. Malaria

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: “chủ nữ tử lậu hạ, xích bạch kinh trập, huyết bế, âm thực thũng thống (âm hộ loét sưng đau), hàn nhiệt, trưng hạ vô tử”.
  • Sách Danh y biệt lục: “trị mụn nhọt nhiều mủ không lành”.
  • Sách Hiện đại thực dụng trung dược: “là thuốc làm giảm chất chua, dùng có hiệu quả đối với các chứng acid dịch vị cao, loét dạ dày, lao phổi, trẻ em còi xương, phụ nữ có thai ra bạch đới, xuất huyết tử cung”.

Tham khảo

1- Hải phiêu tiêu bổ Can Thận, ích tinh khí, tráng dương cố tinh, nhờ vậy nó có thể trị được chóng mặt xoàng đầu, hay quên, liệt dương, di tiết tinh, tiểu không tự chủ, cho tới các chứng đau mỏi thắt lưng, bạch đới. Trên lâm sàng thường kết hợp với Long cốt, Mẫu lệ để trị di tinh, kết hợp với Thạch xương bồ, Nhân sâm, Viễn chí, Long cốt, Qui bản, Phúc bồn tử, trị tiểu nhiều. Kết hợp với Bổ cốt chỉ, Câu kỷ tử, Hải cẩu thận, trị liệt dương. Tóm lại, làm cho cường tráng, thu liễm là hiệu dụng chủ yếu của Hải phiêu tiêu, vỉ vậy Chân Quyền nói rằng: “Con trai người suy nhược tinh tự xuất, yếu đuối mà tiểu nhiều, thì nên gia nó để dùng” (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

2- Ô tặc cốt mặn ấm nhập vào Can và Thận, tác dụng của nó là cầm máu, phần nhiều chủ ở hạ tiêu, như đàn bà rong kinh băng huyết, ỉa ra, trĩ ra máu, tiểu ra máu, đều có thể dùng được, đồng thời có thể dùng đến nó để trị các chứng xích bạch đới. Nhưng trong “Bản thảo” ghi Ô tặc cốt có thể trị rong kinh băng huyết, lại có thể trị bế kinh, giống như có tác dụng có thể thông mà cũng có thể cầm, thật ra Ô tặc cốt có sở trường trị về xuất huyết, khác nhau về các chứng huyết nóng, chạy bậy hoặc ứ huyết làm lưu trệ cho tới khí không nhiếp huyết, mà là do tổn thương ở can, thận gây ra. Can thận bị tổn thương, khí xung nhâm không kiên cố thì đưa tới rong kinh băng huyết, Can là tạng tàng huyết, can tổn thương thì huyết suy, làm huyết khô thì tinh bị bế. Như thế, chẳng kể tới băng lậu và bế kinh, đều thuộc hư chứng, thì Ô tặc cốt đã có thể cầm máu, lại có thể thông bế, thì không có gì mâu thuẫn cả. Kế đến, Ô tặc cốt cầm huyết, lại có thể trị bên ngoài, chẳng hạn như cùng kết hợp với Bồ hoàng xức vào để trị sưng lưỡi chảy máu, cùng với bột Hoè hoa thổi vào mũi làm cầm chảy máu cam, gần đây có người dùng nó để trị lở loét ngoài da, tán bột xức vào rất có hiệu quả, thật ra những cách điều trị này thì sách “Biệt lục” đã ghi rất sớm trước đây rồi (Trung Dược Học).

Kết qu nghiên cu theo dược lý hin đi:

Thành phần chủ yếu:

  • Calcium carbonate (85%), calcium phosphate, magnesium chloridesodium chloride, ohitin và 17 loại amino acid khác như methionine, aspartic acid, glutamic acid…
  • Thuốc có tác dụng cầm máu (hemostatic), calcium carbonate là chất chống acid (antacid) có hiệu quả.

ng dng lâm sàng:

1.Trị loét nông ngoài da: Hoàng Ngọc Anh đã dùng bột thật mịn Ô tặc cốt bôi lên vùng lóet cho đầy, đắp gạc vô trùng cố định, mỗi cách 2 – 3 ngày thay 1 lần. Trị 100 ca, khỏi 83 ca, tiến bộ 11 ca, tỷ lệ kết quả 94% ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,11:697).

2.Trị viêm loét dạ dày xuất huyết: Tác giả dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, Chỉ thực đều lượng bằng nhau tán bột thật mịn ( rây nhiều lần), dùng nước muối lạnh 100ml trộn đều, cho uống bằng ống sonde dạ dày, mỗi 2 giờ 1 lần. Sau khi hết chảy máu bơm thêm nước muối sinh lý hoặc dùng thêm 5 – 10g mỗi lần, ngày bơm 3 lần. Trị 30 ca, khỏi 20 ca, tốt 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 92% ( Hàn đơn Hư, Báo Trung y Thiên tân 1988,1:8).

  • Tác giả dùng bột Mai mực và bột Bạch chỉ thật mịn trộn đều, một báo cáo dùng trị 40 ca loét kèm xuất huyết, phần lớn bệnh nhân hết triệu chứng và thử máu phân âm tính trong vòng 3 – 7 ngày điều trị. Một báo cáo khác cho biết cũng dùng 2 loại thuốc trên cho uống. Trị 31 ca lóet dạ dày có thủng, 29 ca khỏi, còn lại 1 ca kèm bụng có nước được cải thiện và 1 ca chết đưa đi bệnh viện bị shock.

3.Trị sốt rét: có báo cáo dùng bột Mai mực trộn với rượu gạo trị 45 ca hết triệu chứng. Trong đó 23 ca được thử máu đều âm tính, bệnh nhân được theo dõi trong 7 – 10 tháng sau điều trị chỉ có 9% tái phát.

4.Trị các chứng xuất huyết: tiêu ra máu, do trĩ, phụ nữ băng lậu, phổi dạ dày xuất huyết, xuất huyết do chấn thương.

  • Cố xung thang: Ô tặc cốt 12g, Thiến thảo 6g, Than Bẹ móc 5g, Ngũ bội tử 5g, Long cốt Mẫu lệ, Thù nhục, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thược đều 10g, Cam thảo 3g sắc uống. Trị phụ nữ huyết băng lâu ngày.
  • Ô tặc cốt, bột Tùng hoa lượng bằng nhau trộn đều rây kỹ, thêm ít Băng phiến, bôi vào vết thương buộc chặt. Trị xuất huyết do chấn thương. Nhiều báo cáo nghiên cứu đã chứng minh là Mai mực có tác dụng cầm máu tốt. BỘt mịn Ô tặc cốt uống với nước sắc Bạch cập uống trị thổ huyết, liều uống 1 – 2g.

5.Trị xích bạch đới: thuốc có tác dụng cố kinh chỉ đới:

  • Ô tặc cốt 30g, Quán chúng than 25g, Tam thất 6g, đều tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g với nước sôi nguội.
  • Bổ cung hoàn: Ô tặc cốt 12g, Lộc giác sương 10g, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ đều 10g, Sơn dược 12g, hồ làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 – 3 lần hoặc sắc uống.

6.Trị đau dạ dày và trào ngược acid:

  • Ô tặc cốt 8 phần, Diên hồ sách 1 phần, Khô phàn 4 phần, tán bột mịn gia mật ong 6 phần làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần sau ăn.
  • Ô bối tán: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15% làm thuốc tán, mỗi lần 3g nuốt uống trước bữa ăn.

7.Eczema hoặc loét mạn tính: Ô tặc cốt lượng vừa đủ, nếu có nhiệt độc thêm Hoàng bá, Hoàng liên tán bột đắp ngoài.

8.Trị phụ nữ lóet âm hộ:

  • Ô tặc cốt thiêu tồn tính, trộn với lòng đỏ trứng gà bôi vào vết lóet đã rửa sạch. Lòng đỏ trứng gà nấu thành dầu càng tốt.

9.Trị viêm tai giữa có mủ: Ô tặc cốt 2g, Xạ hương 0,4g tán thật nhỏ, rửa tai sạch bằng nước oxy già, lấy tăm bông chấm thuốc ngoáy vào tai.

10.Trị mắt hột: Mai mực vót thành bút chì, ngâm vào dung dịch Hoàng liên 1 – 5% dùng đánh mắt hột có kết quả. Ngoài ra Mai mực phối hợp Băng phiến tán bột thật mịn nhỏ vào mắt trị mộng thịt ở mắt.

Liều dùng:

  • Uống 6 – 12g, thuốc bột uống nuốt mỗi lần 1,5 – 3g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

Kiêng kỵ:

  • Không dùng Ô tặc cốt cho các trường hợp âm hư và nhiệt vượng.
  • Vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc, nhưng uống lâu ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón, nếu cần nên cần phải kết hợp với một số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc.


Đơn thuc kinh nghim:

+ Trị mờ mắt đỏ hoặc trắng (xích bạch mục ế), nhiệt độc do thương hàn công vào mắt mà sinh ra xích bạch ế, dùng  Ô tặc cốt 1 lượng, bỏ vỏ tán bột, bỏ vào một ít Long não điểm ngày 3 lần. Lại trị được các loại mục ế, dùng Ô tặc cốt, Ngũ linh chi, các vị bằng nhau tán bột ăn với gan heo xắt lát chắm với thuốc ăn ngay 2 lần (Thánh Huệ Phương).

+ Trị mộng thịt dùng “Chiếu thủy đơn” trị nhãn ế gồm Hải phiêu tiêu 1 chỉ, Thần sa nửa chỉ, đâm nhỏ thủy phi đợi lắng cạn, lấy một chút Hoàng lạp trộn làm thành viên cất dùng, khi cần dùng để trên lửa cho tan ra bằng hạt thóc lớn vò nát bỏ trong khóe trước khi ngủ đến sáng rồi lấy nước nóng rửa, chưa đỡ thì làm tiếp (Hải Thượng Phương).

+ Quáng gà dùng Ô tặc cốt nửa cân tán bột trộn với Hoàng lạp 3 lượng, vắt thành bánh như đồng tiền lớn, mỗi lần uống một bánh với 2 lượng gan heo. Lấy dao tre cắt bỏ thuốc vào, lấy nước cơm nửa chén nấu chín ăn còn nước đem uống (Dương Thị Gia Tàng).

+ Đỏ mắt do huyết nhiệt, đàn bà hay mắc phải, dùng bột Ô tặc cốt 2 chỉ, Đồng lục 1 chỉ tán bột, mỗi lần dùng 1 chỉ bỏ vào nước nóng rồi ngâm nửa mắt (Dương Thị Gia Tàng).

+ Cam nhãn chảy nước mắt sống, dùng Ô tặc cốt, Mẫu lệ, các vị bằng nhau tán bột hồ làm viên với 1 cái gan heo nấu với nước vo gạo ăn (Kinh Nghiệm Phương).

+ Tai chảy mủ dùng Hải phiêu tiêu nửa chỉ, Xạ hương 2 ly tán bột thổi vào tai (Chiêm Liệu Phương).

+ Lở mũi, cam mũi, dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, mỗi thứ 1 chỉ, Khinh phấn nửa chỉ tán bột xức vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

+ Trẻ con lở rốn ra máu mủ, dùng Hải phiêu tiêu, Yến nhi, tán bột trộn dầu xức vào (Thánh Huệ Phương).

+ Lở trên đầu, dùng Hải phiêu tiêu, Bạch giao hương, mỗi thứ 2 chỉ, Khinh phấn 5 phân, tán bột tẩm dầu xức (Vệ Sinh Dị Giản Phương).

+ Đinh nhọt độc dữ, lở loét: Trước tiên chích cho ra máu lấy bột Hải phiêu tiêu bôi vào thì cùi nhọt tự nhiên ra (Phổ Tế Phương).

+ Cứu trên huyệt lở không lành, lấy Ô tặc cốt, Bạch phàn, các vị bằng nhau tán bột bôi hàng ngày (Thiên Kim Phương).

+ Trẻ con đàm nghẹt, lấy bột Hải phiêu tiêu lâu năm uống với nước cơm, mỗi lần 1 chỉ (Trích Huyền Phương).

+ Tiểu ra máu, dùng 1 chỉ bột Hải phiêu tiêu, nước cốt Sinh địa hoàng. Lại có bài dùng Hải phiêu tiêu, Sinh địa hoàng, Xích phục linh, các vị bằng nhau tán bột, lần uống 1 chỉ với nước Bách diệp và Xa tiền (Kinh Nghiệm Phương).

+ Đại tiện ra huyết, ăn nhiều dễ đói, trước tiên dùng Hải phiêu sao vàng bỏ vỏ tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ với nước sắc Mộc tặc, 3 ngày sau uống ‘Trư Đỗ Hoàng Liên Hoàn’ (Trực Chỉ Phương).

+ Mửa ra máu đột ngột, dùng Ô tặc cốt uống 2 chỉ với nước cơm (Thánh Huệ Phương).

+ Hóc xương, dùng Ô tặc cốt, Trần quất hồng, các vị bằng nhau tán bột, mỗi lần dùng một viên ngậm nuốt nước (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Lưỡi sưng ra máu, dùng Ô tặc cốt, Bồ hoàng, các vị bằng nhau tán bột bôi vào (Giản Tiện Đơn Phương).

+ Ngoại thương ra máu, dùng Ô tặc cốt bôi vào (Trực Chỉ Phương).

+ Ngứa lở bìu đái, dùng bột Ô tặc cốt, Bồ hoàng bôi vào (Y Tông Tam Pháp Phương).

+ Trị băng huyết lâu ngày không bớt: Ô tặc cốt 4 chỉ, Thuyên thảo 2 chỉ, Tông thán 1 chỉ 5phân, Ngũ bội tử 1 chỉ 5 phân, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thược, mỗi vị 3 chỉ. Cam thảo 1 chỉ. Sắc uống (Cố Xung Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+  Trị xuất huyết do ngoại thương: Ô tặc cốt, Tùng hoa phấn, 2 vị bằng nhau tán bột gia một chút Băng phiến, đắp vào miệng vết thương băng lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị băng lâu đới ha: ïÔ tặc cốt 1 lượng, Quán chúng (đốt thành than) 8 chỉ, Tam thất 2 chỉ. Tán bột lần uống 3 chỉ với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị bạch đới: Ô tặc cốt 4 chỉ, Lộc giác sương 3  chỉ, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ, mỗi thứ 3 chỉ, Sơn dược 4 chỉ, làm viên với mật, mỗi lần 2 chỉ, ngày 2-3 lần với nước (Bổ Vinh Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 8 phân. Diên hồ sách 1 phân, Khô phàn 4 phần. Tán bột, thêm 6 phần mật ong làm thành viên, mỗi lần uống 3 chỉ, ngày 3 lần sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15%. Tán bột,  mỗi lần uống 1 chỉ trước khi ăn (Ô Bối Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị mụn nhọt lở loét lâu ngày không lành miệng: bột Ô tặc cốt xức vào (nếu nhọt hỏa độc nhiều thì kết hợp với Hoàng bá, Hoàng liên) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Ngoài ra, có thể kết hợp với Ô tặc cốt với Băng phiến tất cả nghiền rất mịn điểm vào mắt trị mục ế (mắt kéo màng) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Bình luận về bài viết này